Nguy cơ khôn lường từ chứng bệnh cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống không còn là một chứng bệnh xa lạ. Nhưng thực tế, không mấy người hiểu rõ về những nguy cơ mà nó gây ra cho sức khỏe về lâu dài. Do đó, nhiều người mắc cong vẹo cột sống vẫn giữ tâm lý chủ quan, không quan tâm điều trị đúng cách. Đến lúc bệnh thật sự làm “ngoại hình dị dạng” hoặc suy yếu sức khỏe mới tìm cách chữa trị thì đã muộn.
Từ sau góc Cobb 25 độ, cong vẹo cột sống bắt đầu có thể gây những ảnh hưởng rõ rệt, cụ thể nhất là sự bất thường trong tư thế, hình dáng và độ cân xứng của lưng, vai hoặc hông. Bạn có thể chú ý thấy một vài thay đổi như: hai vai không cân bằng, lệch hông, bước chân khập khiễng, tay dính sát vào người khi bước đi… Độ cong vẹo càng cao, những bất thường ngày càng nhiều, thậm chí có thể làm biến dạng ngoại hình, người vẹo lệch hẳn về một phía gây tâm lý tự ti, mặc cảm cho người bệnh, nhất là các bạn trẻ.
Ngoài những thay đổi về tư thế, chứng vẹo cột sống còn có thể làm suy giảm chức năng phổi; đau cổ, lưng hoặc chân; đau đầu; khó ngủ và căng cơ. Cũng có nhiều nữ giới mắc cong vẹo cột sống dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất không đều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số trường hợp khác, chứng vẹo cột sống có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và chức năng ruột. Để lý giải nguyên do dẫn đến các dấu hiệu này, bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare tại TPHCM cho biết: “Tất cả các dây thần kinh dẫn truyền thông tin từ não đến các cơ quan đều đi qua xương sống, do đó khi xương sống gặp vấn đề, chẳng hạn như bị cong vẹo, các cơ quan chức năng trong cơ thể cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng”.
Cong vẹo cột sống nên điều trị như thế nào?
Hiện nay, cong vẹo cột sống có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, phụ thuộc vào hình dáng đường cong, mức độ của bệnh. Tiêu biểu có thể kể đến một số phương pháp sau:
- Đai định hình:
Đeo đai định hình cột sống là phương pháp phổ biến và được áp dụng với hầu hết các bệnh nhân ở độ tuổi thanh – thiếu niên bị cong vẹo mức trung bình (25 – 40 độ). Thời gian mang đai dựa theo đề nghị của bác sĩ, thường là đến 18 tuổi hoặc đến lúc xương sống ngừng phát triển. Để đạt kết quả tốt nhất, cần mang đai định hình ít nhất 13 tiếng mỗi ngày và lựa chọn loại đai chất lượng tốt, tỉ lệ chính xác và phù hợp với vóc dáng.
- Vật lý trị liệu
Phương pháp này vẫn đang được nhiều người sử dụng để điều trị cong vẹo cột sống mặc dù có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của nó. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức, vật lý trị liệu là cần thiết và giúp giảm đau nhanh chóng nhờ giải quyết sự mất cân bằng ở các cơ bắp xung quanh vùng bị cong vẹo.
- Trị liệu thần kinh cột sống:
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp đến từ Mỹ, hoạt động dựa trên nguyên lý điều chỉnh các sai lệch trên cột sống thông qua thao tác nắn chỉnh bằng tay. Điều trị cong vẹo cột sống bằng Trị liệu thần kinh cột sống có thể giúp giảm độ cong vẹo và ngăn ngừa không cho bệnh phát triển nặng thêm. Để nâng cao hiệu quả điều trị, các bác sĩ thường chỉ định kết hợp vật lý trị liệu và các bài tập căng giãn cơ phù hợp.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi cột sống bị cong vẹo nghiêm trọng, hạn chế hoạt động của cơ thể và gây trở ngại đến tim, phổi. Bằng cách đặt thêm những que thép không rỉ Herrington vào trong các khớp cột sống, cột sống sẽ được đẩy về vị trí thẳng. Tuy nhiên phẫu thuật luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng và có nguy cơ làm hạn chế chuyển động ở vùng cột sống, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về xương khớp khác.
Phòng ngừa cong vẹo cột sống ở độ tuổi thanh – thiếu niên
Cách tốt nhất để phòng ngừa cong vẹo cột sống là luôn ý thức về tư thế của bản thân. Hãy để cho cơ thể được vận động thường xuyên, không bao giờ giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, không mang vác nặng ở một phía. Riêng các bạn nam không nên để ví tiền ở sau túi quần vì nó có thể làm hông mất cân bằng dẫn đến bệnh lý vẹo cột sống. Ngoài ra, nên thường xuyên luyện tập thể dục, căng giãn cơ đúng cách kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học.
Đối với tất cả các bạn trong độ tuổi đang phát triển, cần đến kiểm tra cong vẹo cột sống định kỳ với bác sĩ chuyên khoa Nắn chỉnh thần kinh cột sống hoặc bác sĩ trường học mỗi 6 – 8 tháng. Những bài kiểm tra này sẽ giúp phòng ngừa hoặc phát hiện sớm những bất thường ở vùng cột sống.
Bài tập hỗ trợ trị liệu cong vẹo cột sống
Các bài tập cho lưng rất cần thiết đối với người bị cong vẹo cột sống, giúp dần khôi phục sự cân bằng của cơ bắp và đường cong sinh lý khỏe mạnh của cơ thể. Với những người mắc cong vẹo cột sống trên 25 độ hoặc người bệnh lâu năm, việc tập luyện còn giúp cải thiện các triệu chứng tê mỏi, đau nhức. Dưới đây là bài tập tham khảo đã mang lại hiệu quả cho nhiều người.
Xem video: https://www.youtube.com/watch.
Các bạn có thể tập 2-3 lần/ngày để phục hồi độ cong sinh lý cần thiết cho cột sống hoặc giảm các cơn đau do vẹo cột sống gây ra. Tuy nhiên, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tập trong trường hợp bạn bị cong vẹo nặng hoặc đau nhức nhiều.
Ưu đãi dành riêng cho học sinh – sinh viên tại Phòng khám Maple Healthcare
Nhân dịp năm học mới, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Maple Healthcare áp dụng chương trình ưu đãi Back to school – Giảm 50% phí điều trị cong vẹo cột sống cho học sinh – sinh viên, kéo dài đến hết tháng 10/2017. Thông qua chương trình này, Maple Healthcare hy vọng san sẻ phần nào gánh nặng chi phí trong việc điều trị đồng thời giúp các em thoát khỏi nỗi lo cong vẹo cột sống, tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Xem chi tiết chương trình tại đây.
Maple Healthcare
+ 107B Trương Định, phường 6, quận 3. SĐT: 028 39 300 498
+ Số 10 Trần Phú, phường 4, quận 5. SĐT: 028 38 321 843
+ MD6 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7. SĐT: 028 54 100 100
Facebook: https://www.facebook.com/maplehealthcare.
No comments:
Post a Comment