Nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm, chắc hẳn bạn đã từng trải qua những lần nổi giận điên người vì những tình trạng khó chịu của da như mẩn đỏ, ngứa, bong tróc… rất khó để làm dịu. Làn da “khó chiều” này mỗi lần bạn thử một loại nước hoa hay kem dưỡng ẩm mới nó sẽ “phản đối” ngay bằng cách đổi màu đỏ lựng, nổi mụn, ngứa như châm chích…
Ảnh: Internet
Việc tránh gây kích ứng da đối với bạn là điều vô cùng khó khăn? Vậy thì hãy xem tiếp vì các bác sĩ da liễu đã giúp bạn điểm mặt những sản phẩm làm đẹp ẩn chứa khả năng làm da bị kích ứng. Cứ tránh mặt chúng thật xa, làn da sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm!
Tẩy tế bào chết vật lý
Dù cho những loại hạt trong các sản phẩm tẩy tế bào chết này có nhỏ mịn cỡ nào thì vẫn được xem là quá khắc nghiệt đối với làn da nhạy cảm. Việc tẩy tế bào chết này còn có các công cụ hỗ trợ như bàn chải, xơ mướp… càng làm tăng thêm mức độ tổn thương mà các loại hạt đã gây ra trên làn da.
Ảnh: Internet
“Tẩy tế bào chết quá mức có thể gây tác dụng ngược lại, làm cho da nổi mụn nhiều hơn, khô và bong tróc”, Annie Chiu - người sáng lập viện chăm sóc da The Derm tại Redondo Beach, California.
Thay vào đó, Annie khuyên các nàng hãy chuyển sang tẩy tế bào chết nhẹ nhàng hơn bằng axit lactic và axit trái cây, giúp tẩy tế bào chết nhanh và sạch mà không cần phải cọ xát quá mạnh vào da.
Kem chống nắng hóa học
Khác biệt của hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học đó là: kem chống nắng vật lý (khoáng chất) phản chiếu tia nắng để ngăn chặn tia UV có hại cho da, còn kem chống nắng bằng hóa chất sẽ làm việc bằng cách hấp thụ tia UV để ngăn cản sự hấp thụ của da.
“Quá trình phản ứng hóa học đó có khả năng làm cho da bị kích ứng”, Margarita Lolis - bác sĩ tại Skin Laser & Surgery Specialists of NY and NJ, cho biết.
Ảnh: Internet
Các loại kem chống nắng hóa học điển hình với sự kết hợp của các loại chất sau đây là thứ bạn muốn tránh thật xa: oxybenzone, avobenzone, homosalate, octisalate, octocrylene, andoctinoxate. Thay vào đó, bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý với hai thành phần là zinc oxide và titanium oxide. Ngoài ra cũng có một số loại kem chống nắng kết hợp cả hai thành phần vật lý và hóa học, bạn nên xem kỹ thành phần của chúng trước khi mua và bôi lên da nhé!
Dầu gội đầu và dầu xả chứa sulfate
Nhiều người thích gội đầu xong tóc phải “sạch bong kin kít” thì mới cảm thấy sảng khoái và sạch sẽ. Tuy vậy, thành phần sulfate thường chứa trong dầu gội và dầu xả thường lại là nguyên nhân khiến cho da nhạy cảm bị kích thích, Annie Chiu cho biết.
Ảnh: Internet
Muối sulfate là một loại chất tẩy rửa mạnh được sử dụng để tạo bọt trong các sản phẩm dầu gội. Các loại phổ biến nhất được sử dụng bạn thường thấy trên bao bì sản phẩm đó là sodium lauryl sulfate (SLS) và sodium laureth sulfate (SLES). Muối sulfate có thể gây khô, ngứa ngáy và cảm giác châm chích khó chịu, không chỉ trên da đầu mà còn cả trên da mặt và toàn thân. Annie khuyên rằng những ai có làn da nhạy cảm thì nên chọn loại dầu gội, dầu xả không chứa sulfate (sulfate-free) để tránh làm kích ứng thêm làn da đã vốn rất khó chiều của mình.
Kem dưỡng thể có mùi thơm
Một khi trên bao bì của sản phẩm có ghi thành phần “hương liệu”, cũng có nghĩa là nhà sản xuất vì bí mật kinh doanh nên đã cố tình ẩn đi thông tin của rất nhiều các loại hóa chất tạo mùi có khả năng gây kích ứng cho những làn da nhạy cảm. Cũng chính vì lý do này, các quý cô hay bị dị ứng da hãy cẩn thận trong việc chọn lựa các sản phẩm có mùi thơm.
Ảnh: Internet
Nếu bạn không thích loại kem dưỡng không mùi, hãy chọn loại thay thế với thành phần tạo mùi tự nhiên từ tinh dầu chẳng hạn. Bạn cũng nên nhớ là một số làn da quá nhạy cảm cũng có thể bị kích ứng bởi các loại tinh dầu nhất định. Vậy nên để an toàn nhất, bạn cần thử sản phẩm lên một vùng da nhỏ để xem trong vòng 24 tiếng nó có gây ra phản ứng gì khó chịu cho bạn hay không, trước khi quyết định bôi toàn thân nhé!
Mỹ phẩm chứa cồn
Dù là làm sạch hay dưỡng ẩm, các sản phẩm chứa cồn cũng sẽ gây ra một tác dụng phụ mà các làn da nhạy cảm ít mong đợi nhất: cồn sẽ hút ẩm ra khỏi da, làm da càng thêm khô. Điều này có thể dẫn đến ngứa ngáy, kích thích và khó chịu.
Ảnh: Internet
Các loại cồn gây khô phổ biến được dùng trong mỹ phẩm là SD alcohol, denatured alcohol, và isopropyl alcohol… thường có tác dụng làm sản phẩm khô nhanh, không gây rít trên bề mặt da.
Bên cạnh đó, một số loại cồn khác có hiệu quả khá tốt cho làn da, chúng được gọi là cồn béo, bao gồm một số cái tên như cetyl alcohol, cetearyl alcohol, và stearyl alcohol… Tuy các loại cồn béo này có khả năng giúp làm mềm các loại da khô hoặc cực kỳ khô, tuy nhiên với làn da nhạy cảm, tốt nhất bạn vẫn nên chọn loại sản phẩm không chứa cồn.
Nguồn: Woman’s Health
Theo Tri thức trẻ
No comments:
Post a Comment