Mới đây trường hợp của một nữ MC VTV nhiễm chì được bác sĩ chuẩn đoán là do cô thường xuyên dùng son môi đậm màu, thì vấn đề về chì trong son môi lại trở nên nhức nhối trong dư luận. Cũng từ đó hình thành nên rất nhiều các "bí quyết" để thử độ chì trong son và cách mua son không chứa chì được chị em truyền tai nhau.
Cách chọn son môi không chứa chì
Bạn vẫn đang lo lắng rằng chì trong son sẽ làm ảnh hưởng đến làn da và nhan sắc của mình, thực tế có một điều đáng buồn là hầu hết trong tất cả các loại son đều chứa chì. Bởi nếu son không chì, son của bạn sẽ trôi rất nhanh và không giữ được màu. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng quá, chì là một khoáng chất tự nhiên nên nó có mặt trong mọi thứ ta dùng thường ngày. Nhưng nếu không biết chọn đúng cách, bạn sẽ vô tình dùng phải những loại son chứa hàm lượng chì rất cao.
Check thành phần son môi trước khi mua
Chì (lead) được biết đến là một trong những thành phần độc hại (toxic) nhưng lại thường được sử dụng bởi một số thương hiệu mỹ phẩm, nhất là son môi.
Hãy bỏ qua những loại son môi mà thành phần có chứa mineral oil (liquit paraffin, white oil, liquit petroleum)
Nên chọn son có chứa shea butter hoặc jojoba vì những thành phần này có chức năng thay thế dầu mỏ, tác dụng lại rất tốt. Đừng quên chọn son có thành phần chống nắng SPF.
Thử chì bằng vàng trang sức
Dùng vàng trang sức để thử chì trong son là cách phổ biến chị em thường truyền tai nhau.
Kinh nghiệm được chị em hay truyền tai nhau để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút mỹ phẩm lên tay rồi dùng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì. Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phấn khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng…khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối. Cụ thể, đã có những cuộc thử nghiệm mà các nhà nghiên cứu chà 4 loại kim loại khác nhau (vàng, bạc, đồng, hợp kim thiếc) với thành phần sáp (là thành phần có nhiều trong mỹ phẩm) lên một tờ giấy trắng và kết quả trên giấy cũng xuất hiện những vệt đen. Vì thế, không thể nói tất cả các sản phẩm bị chuyển màu bởi vàng đều chứa chì.
Tuy nhiên, để yên tâm bạn cũng có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn. Đây là cách chọn son môi an toàn cho chị em phụ nữ.
Thả son vào nước
Thả son vào nước để thử chì cũng là cách nhiều chị em áp dụng
Theo cách thử này thì chúng ta sẽ nhỏ 1 giọt son vào trong cốc nước, những loại son an toàn sẽ nổi lên, còn son chứa chì sẽ chìm xuống. Nhưng cách này chỉ có thể thử với những loại son kem. Nếu là son thỏi thì có thể thử bằng cách cắt một mẩu son và thả vào cốc nước.
Theo như nhiều người chia sẻ thì son nổi lên trên sẽ chứa hàm lượng chì thấp, trong khi son chìm xuống đáy cốc thì có lượng chì cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên, cách này cũng không hoàn toàn chính xác. Trọng lượng riêng của mỗi loại son là hoàn toàn khác nhau, còn do phụ thuộc vào công thức và thành phần trong son. Việc son nổi lên hay không phụ thuộc vào trọng lượng riêng của loại son chứ không liên quan tới lượng chì trong son.
Mức độ độc hại nói chung hay lượng chì nói riêng phải do các chuyên gia đo lường bằng máy móc và có công bố rõ ràng. Điều đáng lưu ý là hầu hết các loại son trên thị trường của các hãng uy tín đều có chì nhưng ở trong mức cho phép, chưa đủ để làm hại sức khỏe của bạn.
Cách giảm hàm lượng chì vào cơ thể khi tô son
Hãy bôi một lớp son dưỡng để bảo vệ môi trước khi tô son
Trong quá trình tô son, không nên ăn hoặc uống, nếu cần, nên tẩy trang son môi trước khi ăn, sau đó tô lại. Hạn chế tô son lớp này, đè lên lớp khác, nhiều lần trong ngày, đặc biệt là các loại son đậm màu, và rửa sạch kỹ bờ môi khi tẩy trang.
Trước khi tô son lên mỗi hãy sử dụng son dưỡng môi.
Chị em nên hãy chọn các loại son môi hữu cơ, vì chúng không sử dụng chất tạo màu công nghiệp.
Nên hạn chế sử dụng son dạng thỏi và chuyển sang dùng son bóng (lip gloss) hoặc lip tint vì chúng có màu sắc nhạt hơn.
Cách làm son môi handmade tạo màu với hoa dâm bụt
Son tự làm an toàn cho sức khỏe nhưng thời gian sử dụng không dài
Chuẩn bị:
2 thìa nhỏ sáp ong;
04 thìa nhỏ dầu hạnh nhân;
15 bông hoa dâm bụt (cái này sẽ làm cho son của bạn đỏ tươi quyến rũ);
1 ít Vitamin E.
Cách thực hiện:
Hoa dâm bụt cho son có màu đỏ tươi
Rửa sạch hoa dâm bụt và để cho ráo nước;
Sau đó, cho vào bát cùng với hỗn hợp dầu hạnh nhân, sáp ong và vitamin E, đun cách thủy (hoặc cho vào lò vi sóng);
Khuấy đều tay, đồng thời dầm nát hoa dâm bụt, đun đến khi hỗn hợp hòa vào nhau;
Để nguội ở điều kiện môi trường bình thường khoảng 10 phút;
Lấy vải sạch lọc lấy nước cốt và bỏ bã;
Khuấy đều nước cốt vừa thu được và để nguội hoàn toàn;
Đổ vào lọ nhỏ để sử dụng
Ngoài hoa dâm bụt, bạn hoàn toàn có thể thay thế màu son bằng củ dền, dầu gấc... hay bất cứ thực phẩm an toàn nào có chứa màu để cho ra những thỏi son tự làm có màu mà bạn ưa thích.
Cách làm son môi tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí và an toàn cho sức khỏe. Nhưng lưu ý là son tự làm không có chất bảo quản, vì thế chỉ nên dùng trong vòng 4-5 tháng.
K.N (th)
No comments:
Post a Comment