Friday, September 1, 2017

"Nắng 2": Vẫn chỉ xúc động và... tạm được!

Sau thành công của Nắng 1, đạo diễn Đồng Đăng Giao đã quyết định bấm máy cho phần 2 của bộ phim này. Là một bộ phim đề cập chủ yếu tới thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người – tình cảm gia đình, và bên cạnh đó là tình người quý báu; Nắng 2 được dự đoán sẽ tiếp tục làm mủi lòng khán giả dù chất lượng phim về kĩ thuật có tốt hay không.

Với một số phim điện ảnh nhiều phần, khán giả sẽ dè dặt với những phần sau vì chưa có cơ hội xem phần đầu. Nhưng với Nắng, điều đó không có nghĩa lý gì cả. Bởi thứ nhất, ngay đầu phim, nhà sản xuất đã tóm tắt lại toàn bộ phần 1. Và điều thứ hai, cũng khá quan trọng, đó là hai phần của Nắng là hai câu chuyện khác nhau.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 1.

Quang – Nhân vật đem tới câu chuyện mới

Phần hai không còn là bi kịch của riêng của hai mẹ con Mưa – Nắng nữa, mà đó còn là câu chuyện về đứa con nghịch tử tên Quang (Hoàng Phi), vì đua đòi mà đã chà đạp lên tình phụ tử, vì ham vui mà đã quên mất người cha già ở vùng Phan Rang nghèo khó. Bị cuốn vào vòng xoáy giang hồ và tiền bạc nên Quang bất đắc dĩ bắt cóc mẹ Mưa (Thu Trang) rồi uy hiếp cả cô tiểu thư Linh (Miu Lê) để bỏ trốn.

Ở phần 2, mẹ Mưa cũng có nhiều đất diễn hơn thay vì chỉ "rặn" ra mấy câu "Trang cảm ơn" rồi "Trang xin lỗi" như phần 1. Người ta lại một lần nữa được nhìn thấy cái sáng trong của tâm hồn những người khuyết tật về thể chất.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 2.

Mẹ Mưa từ bỏ cơ hội duy nhất có thể về với Nắng để ở lại cùng Quang

Bàn về mẹ con Mưa – Nắng, cũng không có quá nhiều thay đổi trong hai nhân vật này. Bé Kim Thư sau một năm dường như cũng cứng cáp hơn trong diễn xuất của mình. Những cái khóc, cái cười của em cũng thật hơn chứ không phải nhăn mặt để nước mắt chảy xuống như phần trước.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 3.

Trong Nắng dường như có nét gì đó giống như một bà cụ non, hiểu chuyện nhưng lại vờ như ngây ngô "rất nguy hiểm". Khán giả phải tròn mắt khi được chứng kiến cái cảnh mà con bé khuyên nhủ cậu bé bỏ nhà đi vì giận cha me do Kutin thủ vai.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 4.

Kutin cũng góp mặt trong Nắng 2

Phân cảnh Nắng khuyên nhủ cậu bé kia khá đắt trong nội dung câu chuyện, tuy nhiên thì nó lại chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi lỗ hổng logic khá lớn. Cậu em đi dạt kia xuất hiện chỉ để Nắng độc thoại về tình cảm mà mình dành cho mẹ chứ không thể hiện được điều gì thú vị ở lũ con nít cả. Theo lẽ thông thường, nếu như nghe người khác khuyên nhủ, trẻ con chưa chắc chúng đã nghe ngay.

Và trong trường hợp này, nếu như cậu em nghe lời, thì hẳn nó đã phải khóc, phải đòi về ngay, chứ không có thời gian mà ngồi đó cười cợt, đùa vui cùng Nắng. Trong phân cảnh này, Nắng đã bộc lộ một khuyết điểm của mình, đó là việc học thuộc thoại rồi "trả bài" chứ cũng không có nhiều cảm xúc như thực sự trong một trường hợp "lên lớp đàn em".

Thêm một cảnh thể hiện điểm trừ trong tâm lý và cách cư xử của nhân vật Nắng là ở đoạn cuối, khi Nắng nằm trên giường bệnh và bảo rằng không nhận ra mẹ Mưa. Nếu như bạn hiểu Nắng là một cô bé rất tình cảm, tuy hơi láu cá nhưng cực kì hiểu chuyện thì sẽ khó lòng thông cảm được với hành động của Nắng lúc đó, nhất là đối với người mẹ bị khiếm khuyết.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 5.

Còn với mẹ Mưa, việc có nhiều đất diễn hơn chính là con dao hai lưỡi với hoa hậu hài Thu Trang. Nếu như ở phần đầu, người ta phải bật cười mỗi khi mẹ Mưa muốn nói gì đó thì sau một năm, khán giả cảm thấy phát mệt vì nghe Mưa "rặn" chữ. Nó không còn dừng ở yếu tố gây cười hay gây chú ý, mà nó khiến người ta quên đi năng lực diễn xuất rất khá của Thu Trang. Mỗi khi Mưa nói xong, người ta lại thở phào "À ! Xong rồi". Người ta cố gắng đợi chị nói cho xong thôi, chứ quên hẳn đi cái nhăn nhó đầy cực nhọc của những người thiểu năng trong việc giao tiếp. Chưa kể có một số tình huống hài vô thưởng vô phạt đưa vào để gây tiếng cười nhưng lại lợi dụng sự khuyết tật của Mưa để xử lí đôi lúc gây ra phản cảm.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 6.

Xem phim xong, người ta hẳn sẽ nhớ lắm cái lưỡng lự của Mưa khi được đề nghị rằng hãy bỏ lại Quang bị thương chảy máu ở đó đi để lên xe rồi về với Nắng. Và quyết định của Mưa cùng những gì chị đã làm trước đó với kẻ bắt cóc mình cũng chính là liều thuốc tâm lý, khiến cho Quang quay trở lại với bản ngã của mình.

Hoàng Phi không phải là một diễn viên mới, thế nhưng để có những vai diễn xuất sắc, thì có lẽ anh chưa thể ghi vào sự nghiệp mình. Trước đây, người ta quen với một Hoàng Phi tăng động, hay đóng những vai đệ tử nhát cáy, bị ho một cái là rúm vào. Thì đến Nắng 2, anh đã có màn lột xác ngoạn mục. Dĩ nhiên, Hoàng Phi không thể biến vai Quang thành một ông trùm hay một tên giang hồ đích thực, nhưng Quang đã khai thác được ở Hoàng Phi cái nét bặm trợn, hung dữ khá hợp với mái tóc bao năm của anh.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 7.

Và điều đặc biệt mà Nắng 2 dành cho khán giả, đó là cảnh Quang khóc. Một người đàn ông, đáng lẽ phải nuốt nước mắt vào trong, nhưng dù anh ta có lớn đến đâu đi chăng nữa, khi đứng trước cha của mình, anh vẫn chỉ là một đứa trẻ. Quang khóc, khóc vì hối hận, khóc vì thương cha, khóc như thể hy vọng nếu những giọt nước mắt ấy rơi xuống, cha sẽ trở lại. Cũng có một số khán giả rưng rưng khi đến phân cảnh này, nhưng khi phim kết thúc, họ lại thấy bực hơn là thấy thương. Bực kịch bản vì đã đẩy Quang vào nghịch cảnh.

Bên cạnh Hoàng Phi, Miu Lê cũng là một nhân vật mới nhưng chỉ xuất hiện như một vai diễn khách mời - cô "lái xe". Linh vẫn là một vai đanh đá như Miu Lê những nhân vật cô từng thể hiện, hoặc đúng hơn là chính cô ngoài đời. Thế nên, Linh của Nắng 2 rất dễ chịu và dễ mến.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 8.
Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 9.

Và không thể không nhắc tới "cặp đôi hoàn cảnh" Lâm – Tuấn (Trấn Thành – Kiều Minh Tuấn). Hai anh vẫn là cặp nhân vật lấy được tiếng cười của khán giả, nhưng đúng là sau một năm, hai anh cũng "lớn" hơn trong cảm xúc. Tuấn phát điên lên và thậm chí quát cả bé Nắng vì bé dám bỏ nhà tự đi tìm mẹ.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 10.

Còn Trấn Thành, cái lối nói vòng vo tam quốc rất có duyên với những vai diễn nhây và bát nháo như vầy, khiến anh ghi điểm tuyệt đối trong mắt khán giả.

Nắng 2: Vẫn chỉ xúc động và... tạm được! - Ảnh 11.

Quay trở lại phần đầu bài viết, không phải ngẫu nhiên có khá nhiều lời khen dành cho Nắng 2, nhưng nó vẫn như phần 1 đó là chỉ có thể khiến khán giả mủi lòng. Còn để khen Nắng 2 là một phim tốt thì chưa. Không chỉ là vấn đề trong cách xây dựng tâm lý nhân vật hay những tình tiết, nút thắt bị cũ và hời hợt mà khá nhiều vấn đề về logic cũng khiến người xem khó quên.

Xét riêng với Linh, cô gái lái xe đưa Quang và mẹ Mưa đi Phan Rang, nếu như một cô con gái mà cả gia đình kiềm căp như thế bỗng dưng biến mất, thì liệu có để yên để cô đi một mạch mấy ngày như thế hay không? Còn nữa, với một tên đang chạy trốn những kẻ truy sát như Quang, liệu hắn có rảnh đến mức đưa một bà thiểu năng đi cùng cho mất thời giờ?

Rồi cả vụ tai nạn của Nắng nữa. Cảnh quay rất thật, không bị lộ dàn dựng cắt ghép, nhưng rồi em chẳng xước xác gì cả. Chẳng lẽ hạn mức nặng nhất của tai nạn chỉ dừng lại ở cái băng trắng cuốn ngay ngắn trên đầu, thậm chí còn không có tí máu nào chỉ vì để phim được dán mác General (dành cho tất cả đối tượng).

Trailer Nắng 2

Và thực tế thì hiếm có ai đen đủi như mẹ con Mưa – Nắng. Bi kịch ở phần 1 đã là quá đủ, những gì diễn ra ở phần 2 có lẽ hơi thừa, vì ai cũng hiểu mẹ con họ yêu nhau ra sao, thương người như thế nào ngay từ phần đầu tiên rồi, những bi kịch xảy ra trong phần đến cuối cùng vẫn không có thứ gì mới lạ.

Nhưng dù sao đi nữa, chắc chắn Nắng 2 vẫn là lựa chọn hợp lý của lớp khán giả phổ thông, cần những câu chuyện đơn giản nhưng ấm tình để giải trí.

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment