Các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội sinh thái Stanley mới đây đã phát hiện ra 1 sinh vật có hình dạng khá kì dị ở hồ Lost Lagoon - nằm ở phía Nam công viên Stanley tại Vancouver, Canada.
Cụ thể, sinh vậy này có dạng sệt, nhầy nhụa giống như thạch rau câu và có hình dạng bên ngoài giống chiếc não người. Chúng chuyên ẩn mình dưới những lòng sông, hồ nước ở Canada.
Qua nghiên cứu, giới khoa học nhận định đây là loài Bryozoan (động vật hình rêu). Thực chất, Bryozoan không phải là một sinh vật đơn độc mà là một quần thể tập hợp chung của nhiều cá thể nhỏ, gọi là zooid - có kích thước chưa đến 1 mm.
Mỗi Zooid là 1 cá thể lưỡng tính, có nhiệm vụ riêng (như tự vệ, sinh sản, ăn...) góp phần vào cả quần thể nhưng phải dựa vào nhau để tồn tại, cùng nhau thực hiện chức năng sinh tồn.
Điểm đặc biệt là dù tất cả zooids đều có thể tách rời khỏi quần thể nhưng toàn bộ cá thể Bryozoan vẫn phát triển từ một trứng độc lập.
Các Zooid chỉ có thể sống dưới nước có nhiệt độ trên 16 độ C. Chúng sẽ liên kết với nhau thành một khối như bông hoa, đường kính tối đa lên đến 2m, có thể bám vào các thân cây thủy sinh, hay di chuyển trên thân thủy sinh với tốc độ rất chậm (1-1,5 mm/ngày).
Được biết, các ghi chép hóa thạch xác định Bryozoan xuất hiện cách đây 470 triệu năm, dưới dòng sông cổ đại.
Loài Bryozoan mới được phát hiện tại công viên Stanley này có tên khoa học là Pectinatella magnifica.
Do có màu sắc khá tối, gần giống màu rêu nên việc phát hiện ra chúng ở dưới nước, hồ là khá khó.
Các khối Bryozoan thường ăn tảo trong nước giàu dưỡng chất. Chúng có thể phá vỡ cân bằng sinh thái ở hệ sinh thái nước ngọt nếu tăng số lượng.
Hiện giới khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm về loài sinh vật có hình dáng kì dị này.
Nguồn: NationalGeographic
No comments:
Post a Comment