Sunday, October 1, 2017

Cơ thể ta tồn tại 1 bộ phận cực kỳ đặc biệt - có bị thương cũng không chảy máu, bạn biết không?

Không sai khi nói rằng, cơ thể người là 1 mê cung ẩn chứa vô vàn bí mật và điều kỳ lạ mà không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ.

Chúng ta đều biết rằng, máu lưu thông nuôi dưỡng khắp cơ thể dưới một hệ thống các ống dẫn được gọi là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. 

Thế nhưng bạn có hay biết rằng, trên cơ thể ta tồn tại 1 bộ phận cực kỳ đặc biệt - hoàn toàn không được cung cấp máu? 

Bạn tò mò không, và câu trả lời chính là phần giác mạc đấy. 

Cơ thể ta tồn tại 1 bộ phận cực kỳ đặc biệt - có bị thương cũng không chảy máu, bạn biết không? - Ảnh 1.

Giác mạc là lớp màng mỏng, trong suốt nằm ngoài cùng nhãn cầu, phía trước tròng đen, vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt.

Mặc dù không được cung cấp máu, nhưng thay vào đó giác mạc nhận chất dinh dưỡng từ các ống dẫn nước mắt ở phía trước và thủy dịch từ phía sau.

Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương.

Cơ thể ta tồn tại 1 bộ phận cực kỳ đặc biệt - có bị thương cũng không chảy máu, bạn biết không? - Ảnh 2.

Khi bất kỳ thương tật nào xảy ra ở giác mạc, chúng không chỉ gây tổn thương đến mắt, thị lực mà còn khiến người bệnh vô cùng đau đớn. 

Có khá nhiều nguyên nhân khiến giác mạc bị tổn thương như bị nhiễm virus, nấm, kí sinh trùng hay đeo kính áp tròng không đúng...

Viêm giác mạc thường bắt đầu ở lớp ngoài cùng của giác mạc và lan dần vào bên trong mắt. Tuy nhiên, bên trong giác mạc còn có lớp nội mạc điều chỉnh dòng chảy vào và ra các lỗ thoát của mắt, nếu các tế bào nội mô bị mất hoặc bị hư hỏng, chất lỏng tích tụ có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng, gây phù nề giác mạc nữa.

Vì thế khi cảm thấy mắt có vấn đề dù nhỏ nhất, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và được điều trị kịp thời. Tránh trường hợp giác mạc bị viêm có thể lan sâu vào trong mắt, gây giảm thị lực và thậm chí là mù lòa.

Nguồn: Listverse, Brightside

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment