Không thể phủ nhận rằng thiên nhiên xung quanh ta chứa đựng vô vàn điều kỳ diệu. Chính bởi vậy mà không ít người cho rằng, những hình ảnh kì lạ trên bầu trời được ghi nhận kia chỉ là sản phẩm của photoshop mà thôi.
Nhưng thật ra, chúng hoàn toàn có thật đó! Nếu không tin, bạn hãy cứ đọc bài đi thì biết liền.
1. Sét trong núi lửa
Nhìn bức ảnh này, bạn có nhận thấy những tia sét xuất hiện trong quá trình phun trào núi lửa kia không?
Đây được cho là 1 trong những hiện tượng cực kỳ thú và khó ghi nhận bởi sự nguy hiểm của nó. Theo giới khoa học, khi núi lửa hoạt động, một đám mây tro bụi sẽ được hình thành, trong đó các hạt tro bụi sẽ làm thay vai trò của tinh thể băng giá trong mây.
Mà bản chất của sét là sự va chạm giữa các tinh thể băng trong mây, tạo thành điện tích. Khi có mây, có hạt va chạm để tạo ra điện tích rồi - ta sẽ có hiện tượng sét trong mây.
2. Mây vảy rồng
Mây vảy rồng (mây Mammatus) là thuật ngữ khí tượng học nói đến những đám mây hình cầu kỳ lạ.
Đám mây này được tạo ra bởi nhiều bọng mây nhỏ tụ lại, tạo thành một mảng mây rộng lớn, lơ lửng, dày đặc trên bầu trời.
Mây thường xuất hiện khi có giông bão lớn kèm sấm sét trong tháng thời tiết ấm nóng và tồn tại trong khoảng 15 phút - 1 giờ đồng hồ.
3. Cầu vồng lửa
Cầu vồng lửa (Circumhorizontal arc) là vầng hào quang nhiều màu sắc xuất hiện ngang trên bầu trời.
Khi được nhìn thấy trên bầu trời, vầng hào quang nhiều màu sắc này trông gần giống cầu vồng. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trong những đám mây ti và tại vĩ độ nhất định.
Theo các chuyên gia, cầu vồng lửa là kết quả từ sự khúc xạ của ánh sáng Mặt Trời, đôi khi là Mặt Trăng, qua các tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí. Mặt Trời khi đó phải ở vị trí rất cao, chếch khoảng 58 độ so với đường chân trời hoặc cao hơn.
4. Mây thấu kính
Mây dạng thấu kính (Lenticular Clouds) rất hiếm gặp, thường xuất hiện dọc các dãy núi cao và chỗ khuất gió bên sườn núi, nhất là khi có một dòng không khí khô hoặc ẩm ổn định bay ngang qua ngọn núi hay đồi.
Khi lớp không khí ẩm bị đẩy lên cao và đạt đến một điểm bão hòa, nó cô đọng lại thành đám mây có hình bông xốp, nhiều tầng, nhìn xa như đĩa bay.
5. Mây sóng thần Kelvin-Helmholtz
Nhiều người cho rằng, những đám mây có hình gợn sóng này là 1 điềm báo chẳng lành. Tuy nhiên, mây sóng thần hay mây sóng Kelvin-Helmholtz hình thành khi hai tầng không khí va chạm vào nhau khiến gió đột ngột thay đổi tốc độ, tạo nên sự hỗn loạn.
Sự bốc hơi và ngưng tụ hơi nước từ dưới biển khi gặp đoạn giao nhau của hai tầng không khí với độ dày, nhẹ khác nhau sẽ tạo nên hiệu ứng sóng cho các đám mây.
6. Lỗ mây
Lỗ mây (Fallstreak Hole) là một khoảng trống hình tròn lớn xuất hiện trong các đám mây ti tích (mây dải mỏng, có búi, chùm) hoặc mây trung tích (khối mây dạng hình cầu).
Những lỗ này hình thành khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng nhưng nước vẫn chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng.
Khi một phần đám mây bắt đầu đóng băng, nó sẽ gây ra một hiệu ứng dây chuyền, khiến cho hơi nước xung quanh nó cũng đóng băng và rơi xuống. Hiện tượng này gây ra một cái lỗ, thường là hình tròn, ở giữa đám mây.
Nguồn: NationalGeographic, Thisisinteresting, Discovery...
No comments:
Post a Comment