Các mẹo trên mạng không chính xác
Trong đó, được chia sẻ nhiều trên mạng là các cách kiểm mỹ phẩm có chì, thủy ngân hay không như sau:
Cách 1:
Đáng chú ý là cách dùng 1 cốc nước lọc rồi cho lượng nhỏ mỹ phẩm đã nghiền, hoặc tán bột vào, khuấy đều khoảng 20 giây cho mỹ phẩm tan ra.
Nếu mỹ phẩm bám quanh thành cốc nước là có thành phần chứa mỡ động vật (giúp da đẹp mịn màng, nhưng ngừng dùng là da bị sưng tấy, sần sùi, xấu hơn so với lúc chưa dùng);
Nếu mỹ phẩm nổi lên mặt nước là có chứa dầu khoáng (giữ ẩm tốt nhưng lại làm tắc lỗ chân lông, dẫn đến da mụn, lão hóa);
Nếu mỹ phẩm lắng xuống đáy cốc là có thể có chì, thủy ngân… rất độc hại cho làn da và sức khỏe người dùng; Nếu mỹ phẩm hòa tan với nước là an toàn cho làn da và sức khỏe.
Theo GS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội), mỹ phẩm - nhất là son môi có chất dầu Paraffin, Vaseline… nên khi cho vào nước đều có thể bám vào cốc, hoặc nổi lên… Do đó phương pháp này không chọn lọc.
Ảnh minh họa.
Cách 2:
Cách dùng vàng tây để kiểm tra độ chì, thủy ngân ở mỹ phẩm, nhất là son được nhiều người muốn thử vì quá đơn giản.
Theo đó, chỉ cần thoa chút son lên tay rồi dùng nữ trang bằng vàng di lên nhiều lần, với quan niệm nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì.
Có người còn di cả 4 loại kim loại khác nhau (vàng, bạc, đồng, hợp kim thiếc) với sáp (thành phần có nhiều trong mỹ phẩm) lên một tờ giấy trắng, và kết quả là trên giấy cũng xuất hiện những vệt đen. Vì thế, không thể nói tất cả các sản phẩm bị chuyển màu bởi vàng đều chứa chì.
Cuối cùng họ dựa vào việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng sẫm hay nhạt. Theo đó, nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể dùng được.
Nhưng nếu vệt mỹ phẩm sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen sẫm - tức là hàm lượng chì trong son quá cao, không nên dùng vì rất có hại cho làn da.
Có người đã test thử với cả sáp, dầu, chất tạo màu, chống nắng… - những thành phần có trong mỹ phẩm - thì khi tiếp xúc với vàng tây đều có những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không chính xác.
GS Trần Hồng Côn cho rằng, cách di vàng tây kiểm tra mỹ phẩm bôi trên tờ giấy, hay bàn tay cũng không chính xác, vì chất vàng bạc không thể test nhanh mỹ phẩm được. Chỉ có miếng kẽm thì có thể phát hiện được chì tan, thủy ngân tan – mà những thứ này chả mấy khi nhà sản xuất mỹ phẩm dùng vì nó không tạo màu. Còn khi chúng đã được tạo màu là đã có độ trơ, không thể test được.
Lưu ý khi dùng mỹ phẩm:
- Mua mỹ phẩm về, hãy thoa mỹ phẩm vào vùng da trong cánh tay, dưới cằm (vùng da non) để 24 - 48 giờ. Nếu vùng da đó bị dị ứng như mẩn đỏ, phát ban hay nổi mụn, ngứa, bong da, đau rát… hay bất kỳ triệu chứng gì cũng phải bỏ đi, không dùng.
- Nếu dùng mỹ phẩm thấy ban đầu da mặt trắng và sáng hơn – Hãy ngừng dùng một thời gian ngắn xem da có sạm hẳn so với trước khi dùng không? Có triệu chứng đau đầu, sụt cân, mất ngủ, suy nhược… không? Nếu có thì là dấu hiệu đã bị nhiễm độc chì. Hãy ngưng dùng và lập tức và tới các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời làn da.
- Hãy chọn sản phẩm chính hãng có uy tín, danh tiếng, đọc kỹ nhãn sản phẩm, thành phần có trong mỹ phẩm trước khi mua. Nên tìm hiểu các tên gọi của chì, thủy ngân ghi trong mỹ phẩm để tránh mua phải sản phẩm có chì, thủy ngân.
- Không bao giờ mua son phấn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
- Chú ý hạn sử dụng. Nếu mỹ phẩm, nhất là son còn hạn dùng, nhưng lại có hiện tượng đổ mồ hôi (những giọt nước nhỏ lấm tấm trên son) thì tuyệt đối không nên dùng.
- Mỹ phẩm tốt, thỏi son tốt là khi thoa lên môi giữ nguyên màu sắc, có độ mềm, bóng, hương thơm tự nhiên.
- Mở hộp son thấy thân thỏi son bị đổ mồ hôi, có mùi khó chịu thì son đã hết hạn sử dụng và biến chất.
- Mở hộp kem thấy có hiện tượng tách thành 2 lớp, một lớp nước và một lớp đặc kem thì kem đó đã quá hạn.
- Đề phòng son có chì, hãy cẩn thận tô một lớp son dưỡng trước khi thoa son màu (đôi khi son hồng nhạt vẫn có hàm lượng chì cao hơn cả son đỏ thẫm).
Ngọc Hà
No comments:
Post a Comment