Giày cao gót là thứ không thể thiếu đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đi giày cao gót, nhất là đôi giày mới sẽ khiến đôi bàn chân của bạn bị đau nhức khó chịu. Hãy sử dụng mẹo nhỏ dưới đây để tránh đôi chân bị đau khi mang giày.
Chọn giày chuẩn với kích thước chân
Đo chính xác kích thước đôi chân của bạn. Bạn cho rằng điều này thật thừa thãi vì bạn biết rất rõ giày của mình? Nhưng sự thật là chỉ cần một đôi giày lớn hoặc nhỏ hơn ½ đơn vị cũng đủ khiến bạn cảm thấy thật mệt mỏi và đau đớn.
Chú ý đến bề rộng
Chú ý đến bề rộng của bàn chân khi lựa chọn giày cao gót. Chắc hẳn, ai trong số chúng ta cũng từ một lần đeo phải đôi giày có bề rộng không được rộng, khiến các ngón chân bị chèn gây đau và sưng tấy. Vì vậy, hãy chọn một đôi giày cao gót vừa đủ rộng để mang đến cho bạn cảm giác thoải mái.
Miếng lót chèn gel
Trong trường hợp bạn phải di chuyển nhiều, bạn nên nhờ đến miếng lót. Việc này sẽ làm giảm đáng kể cảm giác đau của bạn khi phải di chuyển nhiều trên đôi giày cao gót. Hãy lựa chọn và thử những miếng lót khác nhau để tìm được loại mang đến cho bạn cảm giác thoải mái nhất.
Với đôi giày đúng phong cách mới mua, cho dù vừa chân đi nữa, bạn cũng không nên mang nó trong liền tám tiếng. Chỉ nên đi thử mỗi ngày 1-2 tiếng thăm dò. Bạn nên mang theo vài miếng urgo để dán vào những điểm bị cọ sát, tránh bị phồng rộp, chai chân.
Bạn thường bị giày ép vào phía gáy chân và da bị bong, hãy làm ẩm miếng xà phòng bánh, rồi xoa vào lòng trong giày, chính vào điểm sẽ tiếp xúc với phần gót bị kích. Có thể dùng nến mài vào cũng được.
Làm mềm giày
Nếu đôi giày của bạn bị chật hoặc chất liệu giày cứng khiến gót sau của chân bị chà sát đau nhức, bạn có thể sử dụng cách dưới đây để làm mềm giày. Bạn có thể dùng rượu trắng, hoặc cồn nguyên chất càng tốt. Lấy bông tẩm cồn xoa vào khắp lòng trong của giày, da giày thời trang mềm đi, cồn sẽ bốc hơi nhanh và bạn có thể xỏ chân, đã mang tất, vớ loại dày, để đi luôn.
Cồn nguyên chất có tác dụng đặc biệt làm giãn da. Nếu chỉ có một hai điểm bị kích thì bạn chỉ cần xoa cồn vào trúng điểm tiếp xúc trong lòng giày.
Có thể dùng nước thay thế cồn nếu kích nhẹ vì nước cũng làm nở da. Nhưng đừng không xoa cồn lên mặt ngoài giày thời trang, sẽ gây phai màu, biến dạng dáng giày da.
Một số quy tắc khi mang giày cao gót để tránh đau chân:
– Giày gót bằng sẽ đỡ đau hơn giày gót nhọn.
– Đế giày dày sẽ đỡ đau hơn đế giày mỏng
– Giày mũi tròn đỡ đau hơn giầy mũi nhọn.
– Đi giày đúng size chân.
– Sử dụng miếng lót chân bằng silicon để giữ chân bạn không bị trượt về trước bảo vệ các ngón chân trước sự ma xát.
Mong rằng với một vài gợi ý làm đẹp trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được giày phù hợp và đeo giày lâu ngày cũng không có cảm giác đau mỏi như trước. Chúc bạn thành công nhé.
Theo VietNamNet
No comments:
Post a Comment