Đối với hoàng tộc Nhật Bản, việc Nhật hoàng kết hôn với một người phụ nữ thuộc tầng lớp thường dân là một điều cấm kỵ. Ý tưởng này luôn nhận được sự phản đối không nhỏ của toàn bộ giới quý tộc, dòng dõi hoàng gia. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, vị Hoàng hậu 83 tuổi thường xuất hiện với Nhật hoàng Akihito với vẻ ngoài phúc hậu, đẹp lão, phong thái chỉn chu, đúng chuẩn mực của một bậc quý bà đài các thuộc tầng lớp cao xã hội Nhật Bản lại có xuất thân từ một gia đình thường dân. Bà cũng chính là vị Hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản có thân phận đặc biệt như thế, là ngoại lệ duy nhất cho đến thời điểm này.
Hoàng hậu Michiko Shoda - vị Hoàng hậu đầu tiên của Nhật Bản có xuất thân từ thường dân.
Những cử chỉ mà bà dành cho chồng đã chứng minh, tình yêu thì không phân biêt giai cấp.
Mối duyên đẹp như cổ tích của Thái tử và quý cô dân thường
Sinh ra trong một gia đình có gốc gác samurai tại Tokyo Nhật Bản, có bố là Chủ tịch danh dự của Công ty Xay bột Nisshin, dù không thuộc dòng quý tộc, Michiko Soda đích thị là một tiểu thư khuê các lá ngọc cành vàng. Không chỉ vậy, bà còn là một người cực kỳ thông minh khi trong giai đoạn tư bản, với tư tưởng truyền thống của đất nước mặt trời mọc, bà đã có thể nói lưu loát tiếng Anh, am tường địa lý, cũng như rất giỏi các bộ môn khoa học. Thời trẻ, bà còn đam mê các hoạt động tập thể, từng giữ vị trí hội trưởng hội học sinh của trường cấp ba và bà cũng rất yêu thích thể thao, đặc biệt nhất là phải kể đến quần vợt.
Michiko Soda khi còn trẻ là một cô gái rất yêu thích thể thao, đặc biệt là quần vợt.
Cũng chính nhờ môn thể thao này mà bà có cơ duyên một bước từ dân thường trở thành Hoàng hậu của hàng triệu người dân Nhật Bản. Vào năm Michiko 23 tuổi, bà vô tình gặp được Hoàng Thái tử Akihito tại sân quần vợt sang trọng dành riêng cho những công tử tiểu thư đài các đương thời. Trong trận thi đấu giao hữu, Hoàng Thái tử đã thua Michiko, và ông bắt đầu cảm thấy người con gái này có gì đó rất thú vị.
Vậy là bằng một lần tình cờ như thế, Hoàng Thái tử bắt đầu say đắm với mối tình vượt qua rào cản giai cấp của mình, ông thường mời Michiko tham gia các buỗi vũ hội cũng như các hoạt động thể thao hoàng gia. Tất nhiên, chuyện gì đến cũng đến, 2 năm sau đó, Thái tử đã bỏ qua nhiều cô gái thuộc tầng lớp danh giá quý tộc khác để quyết định chọn Michiko trở thành người bạn trăm năm của mình.
Chính môn thể thao này đã khiến bà gặp được Thái tử Akihito.
Tuy nhiên, dù cho có sinh ra trong một gia đình danh giá, lại xinh đẹp tài giỏi nhưng suy cho cùng, Michiko Shoda cũng chỉ là một thường dân và theo phép tắc ngàn đời của hoàng tộc Nhật Bản thì việc cưới hỏi này là một điều cấm kỵ. Rất nhiều người với tư tưởng cổ hủ đã lên tiếng về hôn sự này, trong đó có cả hoàng hậu Nagako – mẫu thân của Thái tử Akihito. Nhưng bằng lòng thành và sự quyết liệt của mình, tình yêu khác giai cấp này của Thái tử và Michiko cũng được Nhật hoàng Showa tác thành sau khi xem xét kỹ.
Bộ kimono cưới truyền thống của Michiko nặng tới 15kg và bà mất tới 3 giờ đồng hồ để mặc nó.
Đám cưới diễn ra trong sự quan tâm rất lớn của toàn thể người dân xứ sở Mặt trời mọc.
Cuối cùng, vào ngày 10/4/1959 một đám cưới hoàng tộc linh đình đã diễn ra, với hơn 530.000 người đã đổ ra đường để xem lễ rước dâu diễn ra trên lộ trình dài 9km dọc các con phố ở Tokyo. Ngoài ra, một phần nghi lễ trong đám cưới cũng được phát sóng trên truyền hình, thu hút tới 15 triệu lượt người xem. Đám cưới hoàng tộc mà khác giai cấp này có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, vì thế, nó trở thành chủ đề bán tán sôi nổi của hầu hết người dân ở đất nước Mặt trời mọc lúc bấy giờ.
Trong bộ váy cưới hiện đại, Hoàng hậu Michiko vẫn rất xinh đẹp.
Cuộc sống "làm dâu" hoàng tộc muôn vàn khó khăn
Là một cô gái thường dân, nên sau khi kết hôn, Michiko đã phải điều chỉnh cuộc sống theo nếp vương giả. Nhưng người phụ nữ này vẫn giữ những thói quen khi còn là dân thường. Tuy nhiên, Michiko cũng đã rất vất vả để theo kịp những quy định khó khăn của Hoàng gia cũng như đối phó với vô vàn thành kiến của giới quý tộc.
Đặc biệt nhất, cô dâu mới này không ít lần khổ sở với mẹ chồng mình, Hoàng hậu Nagako. Bà là một nhân vật điển hình của tầng lớp quý tộc xưa, từng là người phản đối hôn sự, đánh giá thấp Michiko vì cho rằng có một cô con dâu xuất thân thấp kém như thế là hoàn toàn không xứng đáng. Không những thế, những thầy tu đạo Shinto (thần đạo truyền thống của Nhật Bản) luôn tìm cách chỉ trích Michiko vì gia đình Thái tử phi này theo đạo Công giáo Tây phương. Đối mặt với những thành kiến kho khắn và khắt khe như thế, Michiko đã phải rất khó khăn để giữ vững vị trí của mình.
Đối mặt với cuộc sống làm dâu nơi hoàng tộc, không ít lần bà đã cảm thấy mệt mỏi và buồn bã.
Thậm chí, cuộc sống của Công nương Michiko còn gặp nhiều khó khăn hơn khi chồng bà - ông Akihito chính thức lên ngôi Nhật hoàng vào năm 1989. Khi ấy bà chính thức trở thành Hoàng hậu Nhật Bản và đã phải đánh đổi danh vị ấy với sự tự do của chính mình. Khi ấy, mang danh là Hoàng hậu của cả một dân tộc có tiếng thơm muôn đời về sự tử tế, chính trực, nghiêm khắc, có những luật lệ bắt ép Michiko vào khuôn khổ không thể làm khác.
Chẳng hạn như, muốn có một chuyến về thăm nhà, bà phải xin phép trước 14 ngày; trong bất kỳ lần xuất hiện chính thức nào trước công chúng, bà cũng phải đi sau chồng ba bước. Hoàng hậu phải thay kimono ba lần mỗi ngày. Bà không có tiền riêng, thậm chí ngay cả việc gọi một cú điện thoại cho người thân hoặc bạn bè cũ, Hoàng hậu Michiko cũng phải xin phép…
Làm Hoàng hậu, cuộc sống của bà tù túng hơn với những luật lệ nghiêm khắc.
Sau này, khi đã quen dần với cuộc sống hoàng tộc, bà cũng đã không ít lần nói với báo giới rằng, việc làm Hoàng hậu với bà chưa từng là màu hồng, vì những luật lệ hà khắc khiến bà luôn cảm thấy buồn bã, tuổi xuân cứ trôi đi trong gò bó. Bên cạnh đó, những nỗi lo về việc làm hài lòng người khác cũng như là ở vị trí có rất nhiều người để ý cũng khiến bà cảm thấy mệt mỏi.
Hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản tự tay nuôi dạy con mà không cần người hầu
Mối tình đẹp đơm hoa kết trái bằng 3 người con.
Và mối tình cổ tích của Thái tử và nữ thường dân Michiko này đã có quả ngọt, Michiko sinh cho chồng 3 người con: Hoàng tử Naruhito, Hoàng tử Fumihito và Công chúa Sayako. Tuy nhiên, khác với thông lệ của những thế hệ Nhật hoàng và Hoàng hậu trước luôn tách con ra khỏi bố mẹ cho vú nuôi vào ngay khi còn nhỏ, Hoàng hậu Michiko và Nhật hoàng Akihito đã thỏa thuận là sẽ giữ con bên mình để tự tay nuôi dạy chăm sóc, dù có bận trăm công nghìn việc như thế nào.
Nhiều người trong Hoàng gia để kể lại rằng, vì không muốn 3 con yêu của mình lớn lên trong vòng tay của cung nữ và người hầu cận như chồng mình trước đây, Hoàng hậu Michiko kiên trì giữ quan điểm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Khi con lớn đến tuổi đến trường, bà cũng đã tự tay làm cơm trưa và cẩn thận gói cho các con mang đi học.
Bà luôn giữ quan điểm phải tự mình chăm sóc con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Cũng chính vì làm khác với lễ giáo truyền thống, biến mình trở thành một vị Hoàng hậu khác biệt mà không ít lần Michiko đã bị Hoàng Thái hậu mắng, bà chỉ biết im lặng và chịu trận. Tuy nhiên, đến cuối cùng, bà vẫn quyết tâm bảo vệ quan điểm riêng của mình để làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, nuôi dạy con cái theo cách của riêng mình bằng tình thương chứ không theo lễ nghi hoàng tộc nữa. Điều này cũng được chồng bà là Nhật hoàng Akihito ủng hộ. Ông luôn sát cánh bên bà trong việc tạo nên một gia đình hạnh phúc, không quá rập khuôn cứng nhắc.
Bằng lòng kiên trì, hoàng hậu Michiko đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong cuộc sống làm vợ, làm dâu ở hoàng cung.
Bằng lòng kiên trì, hoàng hậu Michiko đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong cuộc sống làm vợ, làm dâu ở hoàng cung. Ngoài ra, cùng với chồng mình, bà luôn tạo ra hình ảnh một cặp vợ chồng Hoàng gia bình dị, cùng nhảy với nhau, chơi thể thao và đi dạo cùng nhau mỗi buổi sáng, nấu ăn, chơi đùa với con cái…
Tất cả những điều bình dị đó đã khiến Michiko trở thành vị Hoàng hậu được toàn thể người dân Nhật Bản kính trọng, yêu quý. Không phải bởi vì bà là Hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản có xuất thân là dân thường, mà bởi vì bà đã giúp thổi một làn gió mới vào cuộc sống đầy quy tắc chốn Hoàng tộc để làm nó trở nên dễ chịu và mềm mại hơn. Bà còn là biểu tượng cho cái đẹp, trí tuệ và cho tâm hôn bao dung đức độ của Nhật Bản thời đại mình.
Dù đã 83 tuổi, nhưng Hoàng hậu Michiko vẫn giữ cho mình thói quen chơi thể thao, nhất là bộ môn quần vợt vì nó là thứ kết nối bà gặp chồng mình đúng 60 năm trước.
Cả hai vẫn giữ thói quen nhảy múa cùng nhau.
Và luôn luôn dìu dắt nhau trong bất cứ chuyến công du nào.
Sự gắn kết luôn xuất hiện ở cặp đôi hoàng tộc này, dù trải qua biết bao nhiêu thăng trầm.
Một cái nhìn thôi là đủ biết họ yêu thương nhau đến nhường nào.
Dù cao tuổi nhưng cả Nhật hoàng và Hoàng hậu đều vẫn trông tràn đầy sức sống.