Monday, December 19, 2016

Gặp gỡ chuyên viên thiết kế của Giorgio Armani - bậc thầy của loại hình vẽ trên vải

Không ồn ào, không tổ chức những show cá nhân hoành tráng như những NTK Việt Nam khác, nhưng Trung Đinh đã từng bước làm tốt công việc của mình, và giờ đây anh đã có những thành công nhất định, phóng viên chúng tôi đã có buổi trò chuyện ngắn cùng anh.

NTK Trung Đinh

NTK Trung Đinh

Pv: Xin chào Trung Đinh, được biết anh hiện là trưởng phòng thiết kế của tập đoàn thời trang Giorgio ARMANI. Tính đến thời điểm này anh đã làm được 8 năm, nhưng mãi gần đây mới có vài thông tin về anh, anh có thể giải thích về điều này?

Trung Đinh: Đúng là trong thời gian qua, Trung khá trầm lặng trong việc tiếp xúc với phóng viên và truyền thông trong nước, 1 phần vì đó là cơ chế của tập đoàn Trung đang làm, 1 phần vì tính Trung cũng e ngại trong việc chia sẻ thông tin cá nhân nên hầu như những lần trước đây Trung đều từ chối gặp gỡ và trả lời.

PV: Vậy điều gì đã làm anh thay đổi suy nghĩ khi gần đây thông tin của anh đã được truyền thông khai thác?

Trung Đinh: Trung nghĩ đã đến lúc Trung cần chia sẻ những kinh nghiệm về nghề cho các thế hệ đàn em. Đôi khi 1 mảng nghề mà mình phải mất khá nhiều thời gian để trải nghiệm, để nghiên cứu mà không truyền đạt lại cho ai thì đó là 1 điều ích kỉ...

Các tác phẩm thiết kế của Trung Đinh

Các tác phẩm thiết kế của Trung Đinh

PV: Là chuyên viên thiết kế trong 1 môi trường chuyên nghiệp quốc tế, anh có nhận xét gì về nền thời trang Việt Nam và Những NTK tại Việt Nam hiện tại?

Trung Đinh: Ai cũng biết Việt Nam là 1 nước đang từng bước ban đầu phát triển cho nền công nghiệp thời trang, nên tất nhiên sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và triển khai, thêm vào đó khí hậu của Việt Nam không có những mùa rõ rệt nên phần nào sẽ hạn chế sự phong phú trong thiết kế. Một khó khăn cực kì lớn nữa là Việt Nam đang bị phụ thuộc vào thị trường chất liệu bên ngoài, nên dễ hiểu cho việc khó khăn cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.

Còn nhận xét về những nhà thiết kế tại Việt Nam thì thật tình Trung không dám nhận xét, vì cơ bản Trung cũng là 1 thiết kế như họ, có điều Trung may mắn được làm việc trong 1 môi trường chuyên nghiệp, môi trường đã hỗ trợ 1 cách tuyệt đối cho công việc. Lấy ví dụ cụ thế nhé, khi Trung phát thảo ra mẫu thiết kế, tập đoàn đã duyệt mẫu thì bằng mọi giá tập đoàn sẽ đáp ứng chất liệu cho Trung để thực hiện mẫu thiết kế đó. Còn những nhà thiết kế của VN, họ bị động trong khâu chất liệu, đôi khi mẫu thiết kế của họ quá đẹp nhưng tìm chất liệu không ra, thì rõ ràng chất lượng thiết kế sẽ bị giảm đi rất nhiều. Nên ở góc độ nào đó, Trung cảm thấy rất ngưỡng mộ họ, giữa những điều kiện hạn chế nhưng họ vẫn thành công.

Lớp học thiết kế, vẽ của Trung Đinh

Lớp học thiết kế, vẽ của Trung Đinh

PV: Vậy theo anh thì làm gì để giải quyết những khó khăn đó?

Trung Đinh: Để trông chờ vào 1 ngày nào đó những doanh nghiệp VN có thể chủ động tạo ra được chất liệu phong phú và chất lượng nhằm đáp ứng cho nhà thiết kế thì rất lâu, nên bản thân của mỗi thiết kế phải biết thay đổi quy trình làm việc.

Mỗi năm tôi cũng có nhận hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên thiết kế thời trang của các trường Đại Học, tôi thường nói với các em rằng: Nếu 1 nhà thiết kế của nước ngoài, họ thường hay vẽ mẫu trước, rồi họ sẽ tìm chất liệu cho phù hợp với mẫu thiết kế, thì ở VN, các bạn phải thay đổi quy trình, các bạn phải thường xuyên cập nhật thị trường chất liệu bên ngoài và tập kỹ năng khi cầm 1 khúc vải trên tay, các bạn phải biết mình cần làm gì cho hiệu quả với khúc vải đó. Chứ các bạn cứ ngồi hăng say vẽ những mẫu thiết kế cho bay bổng, nhưng khi đi tìm chất liệu thì lại không có... Để rồi lại dùng chất liệu thay thế, mất thời gian, kém hiệu quả. Điều này, không phải 1 giảng viên nào cũng biết và chú ý để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.

PV: Gần đây công chúng biết tới anh như 1 hoạ sỹ vẽ trên vải, vậy, việc vẽ trên vải với công việc thiết kế có liên quan với nhau không?

Trung Đinh: Đối với 1 NTK, thì kỹ năng xử lí vải là 1 trong những yếu tố rất cần thiết, và vẽ trên vải là 1 trong những cách xử lí vải. Dùng để trang trí cho bộ trang phục phong phú hơn, và tất nhiên sẽ có giá trị về nghệ thuật hơn rất nhiều so với 1 khúc vải đi in.

PV: Được biết anh đang sở hữu 1 trung tâm chuyên đào tạo hoạ sĩ vẽ trên vải, cụ thể là vẽ trên áo dài và đầm thời trang. Vẽ trên vải là loại hình không mới, nhưng đây là trung tâm đầu tiên của Việt Nam đào tạo 1 cách chuyên nghiệp và bài bản. Những sản phẩm của anh và học viên theo chúng tôi ghi nhận là rất tinh tế và đẳng cấp, tuy nhiên có 1 số ý kiến đánh giá rằng sản phẩm của anh không thuyết phục rằng: "trong từng đường nét của anh ấy quá trau chuốt và sắc xảo, nhìn giống in hơn là vẽ, đã vẽ thì phải có những nét trầy trụa và vụng về, chứ láng mịn quá thì đi in cho đỡ mất thời gian". Anh nghĩ sao về điều này?

Trung Đinh: Mỗi người có 1 cảm nhận khác nhau, tôi thích về sự trau chuốc và tinh tế, nó phù hợp với cơ chế của tập đoàn tôi đang làm, và phù hợp với những khách hàng của riêng tôi. Thời trang là nhìn gần cũng phải đảm bảo về mỹ thuật, chứ không phải chỉ nhìn từ xa, lộng lẫy trên sàn diễn, lung linh trong những tấm hình nhưng đến gần thì chẳng đâu vào đâu. Không vô duyên vô cớ khi khách hàng của tôi phải bỏ ra 1 số tiền lớn để đặt hàng tôi thiết kế và vẽ cho họ.

PV: Anh đang bị mang tiếng là khó tính và "rất chảnh". Không phải ai có tiền và muốn đến lớp anh học đều được, vì sao như vậy?

Trung Đinh: Tôi khó tính, điều đó đúng, nhưng tôi không "chảnh" như mọi người nghĩ, học viên muốn đến lớp tôi học, tôi đòi hỏi họ phải có đam mê, có thái độ học nghề nghiêm túc, và có mục đích rõ ràng, chứ tôi không bao giờ nhận học viên học chỉ để cho biết, cho vui, hoặc có suy nghĩ: "tôi có tiền đóng học phí thì tôi muốn học làm gì thì kệ tôi".

PV: Có vẻ như anh đang kinh doanh từ trung tâm anh dạy vẽ? Mà khi đã có yếu tố kinh doanh thì làm sao bảo đảm nghệ thuật như anh nói?

Trung Đinh : Nếu tôi kinh doanh thì không việc gì tôi lại kén chọn học viên, ai có tiền đóng học phí thì tôi cứ nhận. Nhưng như tôi đã nói, tôi mở trung tâm ra là để truyền đạt nghề, giúp những người có đam mê có thêm 1 cái nghề để họ kiếm tiền, bao nhiêu học trò của tôi giờ đã kiếm tiền rất tốt từ việc vẽ áo. Hơn nữa, phí tôi vẽ 1 cái áo dài là gần 5tr/1 cái, thời gian đứng lớp mất khá nhiều, tôi có thể dành thời gian đó để vẽ áo cho khách hàng. Trong khi đó, từ thời điểm này cho đến cuối năm là tôi không còn nhận áo vẽ từ khách. Xét về bài toán kinh doanh, tôi đã thất bại đấy thôi.

PV: Anh đang được ví là viên ngọc đẹp của mảnh đất "Hoa vàng, cỏ xanh" , anh cảm nhận như thế nào về ý kiến đó?

Trung Đinh: Tôi không nghĩ như vậy, chắc đó là cảm nhận của những người yêu thương tôi thôi, Phú Yên tôi có rất nhiều người tài giỏi, và thành công, tôi luôn ngưỡng mộ họ!

PV: Sắp tới anh có những dự định nào không?

Trung Đinh: Tôi có 2 dự định trong tương lai gần:

Thứ nhất: Tôi sẽ liên hệ với các trường Đại Học, để đưa bộ môn vẽ trên vải vào chuyên đề nhỏ cho sinh viên ngành thời trang, tôi sẽ hỗ trợ đứng lớp miễn phí 100%.

Thứ 2: Tôi sẽ có 1 buổi triển lãm tranh cá nhân, để thoả mãn đam mê mà từ thơ ấu tôi đã ấp ủ.

PV: Rất cảm ơn anh về những chia sẽ rất chân thành, dù khá bận rộn nhưng anh vẫn dành thời gian cho cuộc trò chuyện ngắn này, và xin được chúc anh ngày càng thành công trong công việc cũng như đào tạo được nhiều thế hệ học trò kế thừa!

Để tiện cho độc giả có thêm thông tin về lớp dạy vẽ, cũng như cần tư vấn về vẽ trên vải, phóng viên chúng tôi xin được cung cấp địa chỉ của lớp dạy vẽ trên vải Trung Đinh: 6B công trường quốc tế, p6,q3, tp HCM( vong xoay hồ con rùa).

Sđt : 0932127722 ( Mr: Trung Đinh)

Hằng An

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment