Thiên thần bé nhỏ Charlie Gard 10 tháng tuổi đã thực sự rời xa thế giới này sau khi cậu bé bị rút ống thở và đưa đến nhà tang lễ. Trước đó, bố mẹ cậu có điều ước là muốn con trai được trút hơi thở cuối tại nhà riêng nhưng cuối cùng đã thay đổi.
Cha mẹ của Charlie là Chris Gard và Connie Yates đã trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn sau khi con trai ra đời, cũng như họ phải đấu tranh với Tòa án tối cao London (Anh) để giành sự sống cho con. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là thẩm phánTòa án đã ra phán quyết các bác sĩ của bệnh viện Great Ormond Street nên ngừng điều trị và rút ống thở để Charlie ra đi một cách nhân đạo.
Charlie đã qua đời sau 8 tháng chống chọi cùng căn bệnh hiểm nghèo. (Ảnh: Internet)
Bé Charlie Gard là ai?
Charlie là bệnh nhân 10 tháng tuổi được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Great Ormond Street (GOSH) ở London. Cậu bé được sinh vào ngày 4/8/2016 với một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên sau một tháng, bố mẹ của Charlie phát hiện ra cậu bé không thể ngóc đầu hay tự nâng đỡ cơ thể như những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Sau đó, các bác sĩ chẩn đoán Charlie mắc phải một căn bệnh hiếm gặp là chứng rối loạn ty lạp thể gây suy nhược cơ. Đây là căn bệnh cực hiếm chỉ có 16 em bé trên thế giới mắc phải. Căn bệnh này ngăn chặn ty thể tạo ra năng lượng khiến em bé mất đi thính giác, phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở, không thể cầm nắm đồ vặt và liên tục lên cơn động kinh, thậm chí có những tổn thương não không thể hồi phục được.
Đến tháng 10/2016, Charlie bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê, và cậu bé được chuyển đến bệnh viện Great Ormond Street điều trị đặc biệt.
Charlie mắc phải căn bệnh hiếm gặp, chỉ có 16 trẻ em trên thế giới mắc phải căn bệnh này. (Ảnh: Internet)
Tại sao lại có cuộc chiến pháp lý gay gắt?
Sau khi phát hiện con trai mắc phải căn bệnh này, bố mẹ của Charlie vô cùng suy sụp, họ muốn đưa cậu bé đến Mỹ để gặp các chuyên gia để điều trị bằng phương pháp thử nghiệm phân tử nucleoside. Bên cạnh đó, gia đình cũng vận động quyên góp và được cộng đồng hỗ trợ 1,3 triệu bảng Anh (gần 40 tỷ đồng)
Tuy nhiên, theo đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị này còn mập mờ và không chắc chắn sẽ cải thiện được tình hình sức khỏe của Charlie, thậm chí sẽ khiến cậu bé đau đớn hơn. Khi cha mẹ không đồng ý việc điều trị tiếp theo của con thì theo đúng pháp lý của Anh, phải đưa vụ việc để tòa án quyết định.
Quá trình pháp lý tiến hành thế nào?
Bố mẹ Charlie quyết tâm đấu tranh giành lại sự sống cho con trai. (Ảnh: Internet)
- Ngày 3/3: Bệnh viện Great Ormond Street yêu cầu thẩm phán Tòa án tối cao London đưa ra phán quyết về việc tiếp tục điều trị cho Charlie nên chấm dứt. Trước đó, ông đã biết tình hình hiện của Charlie chỉ đang thở bằng máy và được cho ăn uống qua ống.
- Ngày 11/4: Thẩm phán nói bác sĩ có thể ngừng việc điều trị cho Charlie sau khi phân tích tình hình sức khỏe của cậu bé tại Tòa án. Ông cho rằng nên để Charlie chuyển sang chế độ chăm sóc giảm nhẹ để tốt cho cậu bé hơn.
- Ngày 3/5: Bố mẹ của Charlie yêu cầu xem lại vụ việc.
- Ngày 23/5: Sau khi phân tích vụ việc, tòa án lại một lần nữa bỏ bác bỏ lời yêu cầu đó.
- Ngày 8/6: Bố mẹ của Charlie chính thức thua trong cuộc chiến giành sự sống cho con trai tại Tòa án tối cao. Mẹ cậu bé đã khóc và la hét ngay sau khi thẩm phán tuyên bố.
Bố mẹ Charlie, anh Chris Grad và chị Connie Yates tuyệt vọng với phán quyết cuối cùng của Tòa án. (Ảnh: The Telegraph)
- Ngày 20/6: Luật sư đại diện của bố mẹ Charlie đã nộp bản báo cáo lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu với hy vọng vụ việc sẽ được thay đổi. Một phát ngôn viên của Tòa án Nhân quyền cho biết họ sẽ ưu tiên vụ việc này và xem xét thật kỹ.
- Ngày 27/6: Các thẩm phán Tòa án Nhân quyền cho biết họ từ chối sự can thiệp của luật sư.
- Ngày 10/7: Bố mẹ Charlie trở lại Tòa án Tối cao và yêu cầu thẩm phán tiếp tục phân tích lại vụ việc. Và thẩm phán đã quyết định cho họ 48 tiếng đồng hồ để chứng minh phương pháp điều trị thử nghiệm ở Mỹ.
- Ngày 24/7: Bố mẹ Charlie rút lại yêu cầu thay đổi.
Charlie khi sinh ra đã thừa hưởng gen RRM2B bị lỗi từ cha mẹ, gen này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể khiến cậu không thể di chuyển mà phải thở bằng máy. Khi Charlie được đưa đến GOSH, bệnh viện đã chia sẻ tình hình với bố mẹ và cho biết phương pháp điều trị nucleoside không phải là cách chữa bệnh cho cậu bé. Tuy nhiên, bố mẹ Charlie không thể từ bỏ hy vọng cuối cùng giành lại sự sống cho con trai, và đó chính là lý do tại sao họ quyết tâm đấu tranh với Tòa án để có thể đưa con sang Mỹ điều trị. Khi Tòa án cho họ 48 tiếng để chứng mình phương pháp thử nghiệm trên nhưng hoàn toàn vô vọng, cuối cùng họ cũng phải chấp nhận sự phán quyết này.
Bố mẹ Charlie có 48 tiếng để chứng mình phương pháp điều trị ở Mỹ nhưng cuối cùng cũng vô vọng. (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, người đứng đầu nhóm nghiên cứu pháp lý của GOSH đã khẳng định phương pháp điều trị ở Mỹ không hề có lợi cho Charlie mà sẽ khiến cậu bé bị tổn thương hơn.
“Thật vô nhân đạo khi để cậu bé tiếp tục điều trị như thế. Không ai biết được nó sẽ tàn phá tình trạng của cậu bé 10 tháng tuổi như thế nào”, cô nhấn mạnh.
Trường hợp của Charlie đã làm “động lòng” tổng thống Donald Trump và Đức Giáo Hoàng
Trong suốt thời gian qua, vụ việc của Charlie đã làm rúng động dư luận thế giới, trong đó đã thực sự thu hút sự chú ý của hai trong số những người quyền lực nhất thế giới là Donald Trump và Giáo hoàng Francis.
Ngày 2/7, Giáo hoàng Francis đã liên lạc với bố mẹ Charlie và xin phép được “đồng hành” cùng họ để chữa trị cho cậu bé đến cùng. Đến ngày 3/7, tổng thống Donald Trump cũng lên tiếng ủng hộ việc điều trị cho Charlie trên mạng xã hội. Ông viết trên Twitter: “Nếu chúng tôi có thể giúp đỡ cho bé Charlie Gard giống như bạn bè tại Anh và Giáo hoàng, chúng tôi sẽ cảm thấy rất vui”. Sau tuyên bố này của ông Trump, nhiều bệnh viện cũng đã đồng ý điều trị miễn phí cho Charlie
Tổng thống Donald Trump cũng ủng hộ việc điều trị của Charlie. (Ảnh: Internet)
Nhưng sau tất cả, vào thứ 5 vừa qua (27/7), quyết định rút ống thở cho Charlie và chuyển đến nhà tang lễ chính thức có hiệu lực. Bố mẹ Charlie đã phát biểu sau khi họ chấp nhận từ bỏ cuộc chiến này:
“Chúng tôi chỉ muốn con trai được bình yên, không bệnh viện, không luật sư, không tòa án, không truyền thông, chỉ cần khoảng thời gian ý nghĩa còn lại ở bên con, để chào tạm biệt con một cách trọn vẹn nhất”.
Bố mẹ Charlie xin lỗi vì không thể giữ được cậu bé bên cạnh. (Ảnh: Internet)
“Bố mẹ yêu con rất nhiều, Charlie à. Bố mẹ thật sự xin lỗi vì không giữ được con bên cạnh. Bố mẹ đã có cơ hội nhưng lại không được phép cho con cơ hội đó. Ngủ ngoan nhé con yêu, ngủ thật sâu nhé con trai bé nhỏ của bố mẹ”, bố mẹ Charlie đã gửi đến con trai lời yêu thương cuối cùng, họ gọi cậu bé là anh hùng của đời họ.
(Nguồn: The telegraph, CNN)
No comments:
Post a Comment