Nguồn: AP
Ivanka Trump đã bị chế nhạo trên mạng xã hội sau khi một bài đăng trên Twitter của cô viết bốn năm trước trích dẫn nhầm lời của Albert Einstein.
Câu tweet được viết năm 2014 với nội dung: "Nếu sự thật không khớp với lý thuyết, hãy thay đổi sự thật" và cho là trích dẫn từ nhà vật lý học thời đại Albert Einstein.
Vấn đề ở đây là: Einstein chưa bao giờ nói câu đó!
Các cư dân mạng Twitter đã đào lại câu trích dẫn sai và thi nhau châm biếm lỗi sai này, trong khi những người khác đặt câu hỏi về việc liệu Ivanka có phải đang cố tình nhầm lẫn.
Một tác giả người Mỹ đã nhanh chóng công kích vào sự lố bịch của câu tweet, và bình luận rằng: "Thực tế rằng Einstein chưa bao giờ nói câu đó khiến câu tweet này còn trở nên hoàn hảo hơn."
Để bảo vệ chính mình, ái nữ của tổng thống Trump nói rằng cô ấy không phải là người đầu tiên sử dụng câu châm ngôn không-tồn-tại của Einstein.
Câu châm ngôn đã xuất hiện trong khoảng thời gian dài, thậm chí cả những trang web nổi tiếng như BrainyQuote.com cũng đã từng nhầm lẫn câu nói này của nhà vật lý học nổi tiếng.
Hành động này của Ivanka hiển nhiên có liên quan đến "sự thật thay thế" ("alternative facts") nổi tiếng được tổng thống Donald Trump sử dụng sau khi nó được dùng lần đầu tiên bởi cố vấn tổng thổng Kellyanne Conway trong một chương trình truyền hình.
Vậy thì câu châm ngôn này đến từ đâu? Trong khi nhiều người tin rằng nó được sáng tạo như một sự phê phán hài hước về hành động thay đổi sự thật, người khác tin rằng nó thực tế là phiên bản rút gọn của điều Einstein đã nói, mặc dù ông không trực tiếp có ý như vậy.
Như một người dùng Quora đã chỉ ra, nhà vật lý học đã từng nói một điều tương tự.
Trong cuốn tiểu sử về Einstein, "Sự tinh tế của Chúa trời: Khoa học và Cuộc đời của Albert Einstein, Abraham Pais đã viết về một trường hợp vào năm 1919 khi Einstein đã khẳng định với học sinh của mình rằng "sự uốn cong của ánh sáng tạo ra bởi mặt trời thống nhất với dự đoán tổng quát về thuyết tương đối của ông"
Khi học sinh hỏi về điều ông đã nói, rằng có điều gì xác nhận học thuyết của ông không, Einstein đã trả lời: Da könnt’ mir halt der Liebe Gott leid tun. Die Theorie stimmt doch’ (Lạy Chúa tôi. Học thuyết đó kiểu gì chẳng đúng)
Người dùng Quora Alejandro Jenkins chỉ ra rằng đoạn đối thoại này có thể là nguồn gốc của việc trích dẫn sai, rằng nó có thể được hiểu để bao hàm niềm tin của Einstein rằng "vẻ đẹp và sự đơn giản của toán học chính là tiêu chuẩn của sự thật khoa học, rằng trong vài trường hợp tiêu chuẩn này cần được tuân thủ chặt chẽ với số liệu đo - mà thực tế chúng thường xuyên sai và cần giải thích lại".
Khi Ivanka viết tweet đó 4 năm trước, có lẽ cô không đoán trước rằng câu tweet sẽ tạo nên cơn bão trên Twitter. Nhiều người dùng Twitter khác đã nhanh chóng hưởng ứng hành động này bằng việc chia sẻ câu châm ngôn giả mà họ yêu thích.
Và, Ivanka không phải nạn nhân duy nhất của châm ngôn giả.
Giám đốc truyền thông mới của Donald Trump, Anthony Scaramucci cũng bị chế nhạo sau khi cư dân mạng Twitter đào lại những bài đăng cũ của anh.
Anthony đã tweet vào tháng 6 năm 2012: ""Hãy nhảy như không ai nhìn bạn. Hãy hát như không ai nghe. Hãy yêu như bạn chưa bao giờ tổn thương và hãy sống như thiên đàng ở trên mặt đất. MarkTwain", trong khi tác giả của câu nói này là William W. Purkey.
No comments:
Post a Comment