Nhiều nguồi dùng nha đam như thần dược trị nám, nhưng lại không biết rằng dùng nha đam cũng có thể gây nám da. Vậy sự thật là nha đam trị nám hay gây nám da???
Nha đam còn có nhiều tên gọi khác như lô hội. Thân cây nha đam chứa một lượng nước lớn, bao gồm các chất dinh dưỡng như A, C, E, B1 cùng nhiều khoáng chất như can-xi, natri, kẽm… Ngoài ra, loài cây này còn có công dụng như một loại thần dược trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm.
Nha đam = thần dược trị nám
Theo các nghiên cứu cho thấy, nha đam là loại mặt nạ giúp điều trị nám da hiệu quả - hiệu quả cả cho mẹ bầu. Bạn có thể dùng lá nha đam tách đôi, lấy gel bên trong thoa lên da mặt mỗi ngày và rửa lại bằng nước sạch. Ứng dụng của gel bên trong lá nha đam luôn được sử dụng trong việc ngăn ngừa những vết thương mới hình thành và mờ các vết thâm, sạm nám, tàn nhang vĩnh viễn. Vì thế để loại bỏ những nốt chấm bi xấu xí, bạn đừng quên dùng gel của lá nha đam thoa trực tiếp lên da mỗi tuần 3 lần.
Nha đam được xem là thần dược trị nám
Lạm dụng vào nha đam có thể gây nám da?
Cũng như bất kỳ một loại thuốc nào, nếu dùng quá liều và trong khi sử dụng không tuân theo các nguyên tác tránh nắng, giữ gìn thì cũng có thể gây phản tác dụng. Nếu như bạn lạm dụng nha đam, da bạn có thể bị nám.
Phụ nữ sử dụng các loại kem từ nha đam cần chú ý, do tính chất tẩy sạch và làm bong tróc các biểu bì sừng và tái tạo tế bào mới, nên khi lớp da non tiếp xúc các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám da.
Cần dùng nha đam trị nám theo đúng chỉ dẫn để tránh gây nám da
Lưu ý khi dùng nha đam trị nám:
Mặt nạ nha đam không nên sử dụng chúng thường xuyên, tốt nhất là mỗi tuần chỉ đắp loại mặt nạ nha đam trị nám từ 2-3 lần, mỗi lần đắp trong khoảng từ 15-20 phút sau đó rửa mặt sạch với nước. Khi đắp mặt nạ nên tránh các vùng quanh mắt, lông mày và miệng.
Tuy nhiên trước khi sử dụng mặt nạ nha đam trị nám, bạn cần chắc chắn da không bị dị ứng với dung dịch của lá nha đam. Với da nhạy cảm, bạn chỉ nên sử dụng phần trắng bên trong lá nha đam, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài vì vỏ xanh của lá nha đam có thể gây ngứa, nóng và kích ứng nhẹ. Đặc biệt, khi muốn sử dụng để điều trị bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng cũng như phương pháp, cách thức sử dụng đúng.
Xem thêm thông tin liên quan:
- trị nám da cho bà bầu
- Nguyên nhân gây nám da
No comments:
Post a Comment